DIỆT KIẾN BA KHOANG CÙNG SẢN PHẨM SINH HỌC THẢO MỘC 10s
𝑳𝒂̀𝒎 𝒈𝒊̀ 𝒌𝒉𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒌𝒊𝒆̂́𝒏 𝒃𝒂 𝒌𝒉𝒐𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒂̂́𝒏 𝒄𝒐̂𝒏𝒈
Kiến ba khoang có độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên chủ yếu gây bỏng da.
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, cho biết kiến ba khoang trưởng thành dài khoảng 7mm đến 10mm, thường sống trong môi trường ẩm ướt, phát triển mạnh vào mùa mưa và ưa ánh sáng đèn ban đêm.
“Kiến ba khoang gây bệnh không phải là đốt mà do dịch tiết ra, dính vào da hay qua tay gây ra viêm da tiếp xúc tại chỗ”. Bác sĩ Lương Trường Sơn, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, nói.
Do đó, khi bị kiến ba khoang cắn:



Tuyệt đối không đắp lá hoặc bài thuốc chưa được kiểm chứng, không bôi thuốc sát trùng có chứa i-ốt, cồn sẽ làm vết thương nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm.
Với thương tổn do kiến ba khoang, trường hợp nhẹ có thể điều trị với các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn bằng gel, thuốc kháng sinh… Vết thương nặng, nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc, xử lý đúng cách. Vết thương phát hiện sớm sẽ không để lại sẹo.

Trả lời